Ông Nguyễn Hồng Tuấn - Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) chia sẻ kết quả giai đoạn 1, giai đoạn 2 của Đề án Số hoá truyền hình. Ảnh: Trọng Đạt
Số người dân đang sử dụng truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 65% dân số Việt Nam. Theo đánh giá của Chính phủ, việc triển khai giai đoạn 1 và 2 của Đề án đạt yêu cầu, cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.
Theo ông Nguyễn Hồng Tuấn - Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), 6 tỉnh giai đoạn 3 đã tắt sóng truyền hình tương tự vào ngày 31/12/2017. Tới đây 2 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh sẽ hoàn thành hỗ trợ đầu thu cho hộ nghèo, cận nghèo. Sự kiện này đánh dấu việc chính thức hoàn thành số hóa truyền hình ở vùng đồng bằng, giải phóng toàn bộ băng tần 700Mhz tại hai đồng bằng để phát triển băng rộng di động.
“Trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiến hành số hoá với các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, các tỉnh Duyên hải miền trung và Tây Nguyên. Việc triển khai số hoá truyền hình trong giai đoạn tới cần sự mềm dẻo thay vì rập khuôn theo các kế hoạch đã có từ trước”, ông Tuấn cho biết.
![]() |
Tình hình triển khai số hoá truyền hình tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Ảnh: Trọng Đạt |
Duy trì song song truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết: “Nếu sử dụng truyền hình cáp, Internet, truyền hình vệ tinh, chi phí truyền dẫn hình ảnh chất lượng cao độ phân giải HD sẽ rất đắt đỏ. Điều này không phù hợp với khả năng chi tiêu của nhiều hộ gia đình. Chính vì vậy, chúng ta bắt buộc phải phát triển truyền hình số mặt đất dù ở một số địa phương, tỷ lệ người dùng là rất nhỏ”.
“Các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng thiết lập trạm phát sóng chính và trạm phát lại tại nơi có dân cư sinh sống tập trung, có sẵn hạ tầng truyền dẫn phát sóng. Với những khu vực địa hình quá phức tạp, dân cư thưa, sẽ không thiết lập trạm phát lại mà chuyển sang sử dụng truyền hình số vệ tinh”, ông Đoàn Quang Hoan cho biết.
Trong thực tế ở khu vực Tây Nguyên, nhiều hộ gia đình không bắt sóng truyền hình số mặt đất phát lại bởi chất lượng kém, số kênh ít. Thay vào đó, họ mua đầu thu truyền hình vệ tinh của Trung Quốc với giá vài trăm ngàn nhưng có thể xem tới 70 kênh. Điều này thể hiện rõ nhu cầu của người xem, đồng thời cho thấy sự cần thiết của việc kết hợp giữa truyền hình mặt đất và truyền hình vệ tinh tại những khu vực có địa hình phức tạp.
![]() |
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải chia sẻ những mục tiêu sắp tới của Đề án Số hoá truyền hình. Ảnh: Trọng Đạt |
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị có liên quan trong việc triển khai Đề án Số hoá truyền hình. Thứ trưởng cũng giao nhiệm vụ cho các đài truyền hình địa phương, các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ, cần rút kinh nghiệm để triển khai tốt hơn nữa giai đoạn 3, giai đoạn 4 của Đề án.
“Chúng ta cần đạt được mục tiêu, đến năm 2020, toàn bộ hệ thống truyền hình mặt đất của Việt Nam sẽ được số hoá", Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh.
Bộ TT&TT đang đề nghị với Chính phủ điều chỉnh lại Đề án 2451. Theo đó, giai đoạn 3, giai đoạn 4 của Đề án sẽ hướng tới việc tối ưu hoá phủ sóng truyền hình số mặt đất, kết hợp với phủ sóng truyền hình số vệ tinh. Bộ TT&TT cũng mong muốn tận dụng nguồn từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích đễ hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất và vệ tinh cho các hộ nghèo, cận nghèo trên cả nước.
Trọng Đạt
" alt=""/>65% người dân Việt Nam đã sử dụng truyền hình sốÔng Nguyễn Hồng Tuấn - Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) chia sẻ kết quả giai đoạn 1, giai đoạn 2 của Đề án Số hoá truyền hình. Ảnh: Trọng Đạt
Số người dân đang sử dụng truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 65% dân số Việt Nam. Theo đánh giá của Chính phủ, việc triển khai giai đoạn 1 và 2 của Đề án đạt yêu cầu, cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.
Theo ông Nguyễn Hồng Tuấn - Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), 6 tỉnh giai đoạn 3 đã tắt sóng truyền hình tương tự vào ngày 31/12/2017. Tới đây 2 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh sẽ hoàn thành hỗ trợ đầu thu cho hộ nghèo, cận nghèo. Sự kiện này đánh dấu việc chính thức hoàn thành số hóa truyền hình ở vùng đồng bằng, giải phóng toàn bộ băng tần 700Mhz tại hai đồng bằng để phát triển băng rộng di động.
“Trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiến hành số hoá với các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, các tỉnh Duyên hải miền trung và Tây Nguyên. Việc triển khai số hoá truyền hình trong giai đoạn tới cần sự mềm dẻo thay vì rập khuôn theo các kế hoạch đã có từ trước”, ông Tuấn cho biết.
![]() |
Tình hình triển khai số hoá truyền hình tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Ảnh: Trọng Đạt |
Duy trì song song truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết: “Nếu sử dụng truyền hình cáp, Internet, truyền hình vệ tinh, chi phí truyền dẫn hình ảnh chất lượng cao độ phân giải HD sẽ rất đắt đỏ. Điều này không phù hợp với khả năng chi tiêu của nhiều hộ gia đình. Chính vì vậy, chúng ta bắt buộc phải phát triển truyền hình số mặt đất dù ở một số địa phương, tỷ lệ người dùng là rất nhỏ”.
“Các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng thiết lập trạm phát sóng chính và trạm phát lại tại nơi có dân cư sinh sống tập trung, có sẵn hạ tầng truyền dẫn phát sóng. Với những khu vực địa hình quá phức tạp, dân cư thưa, sẽ không thiết lập trạm phát lại mà chuyển sang sử dụng truyền hình số vệ tinh”, ông Đoàn Quang Hoan cho biết.
Trong thực tế ở khu vực Tây Nguyên, nhiều hộ gia đình không bắt sóng truyền hình số mặt đất phát lại bởi chất lượng kém, số kênh ít. Thay vào đó, họ mua đầu thu truyền hình vệ tinh của Trung Quốc với giá vài trăm ngàn nhưng có thể xem tới 70 kênh. Điều này thể hiện rõ nhu cầu của người xem, đồng thời cho thấy sự cần thiết của việc kết hợp giữa truyền hình mặt đất và truyền hình vệ tinh tại những khu vực có địa hình phức tạp.
![]() |
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải chia sẻ những mục tiêu sắp tới của Đề án Số hoá truyền hình. Ảnh: Trọng Đạt |
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị có liên quan trong việc triển khai Đề án Số hoá truyền hình. Thứ trưởng cũng giao nhiệm vụ cho các đài truyền hình địa phương, các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ, cần rút kinh nghiệm để triển khai tốt hơn nữa giai đoạn 3, giai đoạn 4 của Đề án.
“Chúng ta cần đạt được mục tiêu, đến năm 2020, toàn bộ hệ thống truyền hình mặt đất của Việt Nam sẽ được số hoá", Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh.
Bộ TT&TT đang đề nghị với Chính phủ điều chỉnh lại Đề án 2451. Theo đó, giai đoạn 3, giai đoạn 4 của Đề án sẽ hướng tới việc tối ưu hoá phủ sóng truyền hình số mặt đất, kết hợp với phủ sóng truyền hình số vệ tinh. Bộ TT&TT cũng mong muốn tận dụng nguồn từ quỹ dịch vụ viễn thông công ích đễ hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất và vệ tinh cho các hộ nghèo, cận nghèo trên cả nước.
Trọng Đạt
" alt=""/>65% người dân Việt Nam đã sử dụng truyền hình sốNghiên cứu do Cisco ủy quyền và công ty tư vấn A.T. Kearney thực hiện cho thấy, do sự mở rộng kinh tế và ứng dụng kỹ thuật số đang phát triển mạnh, khu vực ASEAN trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.
Sự kết hợp của quá trình chuẩn bị chính sách mới, không có khung quản trị thống nhất trong khu vực và thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, đánh giá thấp các nguy cơ và đầu tư chưa thích đáng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ.
Báo cáo nghiên cứu nhấn mạnh các quốc gia ASEAN đầu tư chưa thích đáng cho lĩnh vực an ninh mạng. Hiện nay, khu vực này đầu tư vào an ninh mạng ở mức trung bình cho toàn khối là 0,07% GDP mỗi năm.
Ngân sách cho an ninh mạng cần tăng lên trong khoảng 0,35% đến 0,61% GDP từ năm 2017 đến năm 2025 nhằm bắt kịp với những quốc gia đầu tư cho an ninh mạng hàng đầu thế giới (dựa trên các mức độ chi tiêu trên GDP của Israel).
Nghiên cứu ước tính tổng ngân sách các quốc gia ASEAN dành cho an ninh mạng trong giai đoạn này là 171 tỷ USD. Sự hạn chế trong việc chia sẻ thông tin, thường do thiếu tin tưởng và minh bạch gây ra, sẽ dẫn đến những cơ chế phòng thủ mạng không chặt chẽ.
Ông Naveen Menon, Chủ tịch Cisco ASEAN cho rằng việc đổi mới và ứng dụng kỹ thuật số là những trụ cột chính của tăng trưởng kinh tế cho khu vực. Thành công của khối phần lớn phụ thuộc vào khả năng đánh bại các mối đe dọa mạng và khối doanh nghiệp cần chú trọng lưu ý vấn đề này.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam cho biết: Theo báo cáo năm 2017 do Liên minh Viễn thông Quốc tế thuộc Liên Hợp quốc thực hiện, Việt Nam xếp thứ 101 trong tổng số 193 quốc gia trên bảng xếp hạng Chỉ số An ninh mạng toàn cầu, giảm 25 bậc so với năm 2016.
" alt=""/>Doanh nghiệp ASEAN đối mặt nguy cơ 'bốc hơi' 750 tỷ USD do tấn công mạng